Hồ sơ hưởng chế độ thai sản năm 2020
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản năm 2020 gồm những gì, Luật Thành Thái gửi tới Quý bạn đọc/ Quý khách hàng quy trình thủ tục qua bài viết sau đây.
1. Các căn cứ pháp lý tham khảo
– Điều 101 Luật BHXH;
– Khoản 1 đến khoản 5 Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP;
– Điều 15 Thông tư số 56/2017/TT-BYT
– Điều 7 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP;
– Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP;
XEM THÊM:
Tổng hợp công việc doanh nghiệp cần lưu ý trong lĩnh vực lao động
Các đối tượng được quyền giao kết hợp đồng lao động
Một số quy định chung về hợp đồng lao động cần biết
2. Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Bước 1: Doanh nghiệp báo giảm lao động nghỉ thai sản
– Báo giảm lao động theo mẫu D02-LT đính kèm theo Quyết định 1040/QĐ-BHXH;
– Để điền các thông tin trong mẫu yêu cầu Người lao động nộp các giấy tờ để làm căn cứ
+ Người lao động đã sinh con thì nộp giấy khai sinh hoặc chứng sinh;
+ Người lao động chưa sinh con: Do trước sinh NLĐ nghỉ nhiều nhiều nên nếu có đơn xin nghỉ thì sử dụng đơn xin nghỉ để làm căn cứ;
+ Nếu không có thì sử dụng bảng lương;
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Doanh nghiệp chuẩn bị: Mẫu 01B-HSB Danh sách đề nghị hưởng trợ cấp thai sản theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH.
Người lao động: Tùy từng trường hợp sẽ chuẩn bị như sau:
+ Trường hợp 1: Lao động nữ đang đóng BHXH sinh con
– Sổ BHXH;
– Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
+ Trường hợp 2: Con chết sau khi sinh:
– Ngoài các hồ sơ như trường hợp 1 cần có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc giấy báo tử của con;
– Trường hợp con chết ngay sau sinh mà chưa được cấp Giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
+ Trường hợp 3: Người mẹ hoặc người mang thai hộ chết sau khi sinh con:
– Cần thêm bản sao Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ.
+ Trường hợp 4: Người mẹ sau sinh hoặc người mang thai hộ sau sinh con mà không đủ sức khỏe để chăm sóc con:
– Cần thêm biên bản giám định sức khỏe của người mẹ hoặc người mang thai hộ.
+ Trường hợp 5: Khi mang thai phải nghỉ để dưỡng thai theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH.
Cần thêm một trong các giấy tờ sau:
– Điều trị nội trú: Bản sao Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án;
– Điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai;
– Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản Giám định y khoa.
+ Trường hợp 6: Lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con.
– Cần bổ sung thêm bản sao của bản thỏa thuận về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Điều 96 luật Hôn nhân gia đình năm 2014;
– Văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
+ Trường hợp 7: Đối với lao động nữ đi khám thai, bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai hồ sơ gồm
– Đối với điều trị nội trú: Sổ bảo hiểm; bản sao giấy ra viện của người lao động. Trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc chuyển viện.
– Đối với điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mẫu C65-HD. Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau điều trị.
+ Trường hợp 8: Đối với lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi
Bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi
+ Trường hợp 9: Đối với lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con:
– Sổ BHXH
– Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con;
– Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
– Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
+ Trường hợp 10: Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con
– Sổ BHXH;
– Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con;
– Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết;
– Trường hợp lao động nam đồng thời hưởng chế độ do nghỉ việc khi vợ sinh con và hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con thì tiếp nhận một lần hồ sơ như trên trường hợp 9.
Một số lưu ý chung:
– Đối với chế độ thai sản của người sinh con, nhận nuôi con nuôi trong thời gian bảo lưu thời gian đóng BHXH do đã thôi việc, phục viên, xuất ngũ trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi (áp dụng cho cả trường hợp sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi trong thời gian đang đóng BHXH kể từ ngày 01/01/2018 trở đi nhưng thôi việc tại đơn vị mà có nguyện vọng nộp hồ sơ hưởng chế độ tại cơ quan BHXH thì hồ sơ gồm có: – Hồ sơ theo trường hợp 1, trường hợp 3 ở trên.
– Khi mang thai mà phải nghỉ việc để dưỡng thai mà không thể hiện việc nghỉ dưỡng thai thì có thêm Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
– Trường hợp thanh toán phí Giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định.
3. Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Theo công văn số 1075/BHXH-CSXH quy định như sau:
NLĐ nộp hồ sơ theo quy định cho NSDLĐ nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật, người lao động có thể nộp ngay hồ sơ cho người sử dụng lao động mà không phải đợi đến hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Sau khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có thể nộp ngay cho cơ quan BHXH để giải quyết sớm quyền lợi cho người lao động.
Thời hạn giải quyết và chi trả của cơ quan BHXH:
– Doanh nghiệp đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
– NLĐ, nhân thân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
————————————————————————————————————————————————————————-
Trên đây là những thông tin tham khảo. Hy vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách hàng.
Luật Thành Thái luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng là thước đo.
Mọi thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
![]() | LUẬT THÀNH THÁI– Tư vấn trực tiếp, nhanh chóng qua SĐT: 0977 184 216 – Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: 311 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội – Tư vấn qua Email: luatthanhthai@gmail.com – Tư vấn ngoài trụ sở Văn phòng: Liên hệ 0977 184 216 để đặt lịch gặp Luật sư tư vấn Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! |
- Thủ tục góp vốn vào công ty bằng tài sản là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Một số lưu ý về chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn
- Thời hạn thực hiện đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh cá thế
- Các loại thuế phải nộp đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh và doanh nghiệp
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Một số công việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Một số lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động cần lưu ý
- Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản
- Những lưu ý cần biết khi sử dụng lao động nữ đang mang thai
- 20 điều cấm doanh nghiệp không được làm với người lao động
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015