Một số lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động cần lưu ý

Tại bài viết này, Luật Thành Thái sẽ gửi tới Quý khách một số lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động cần lưu ý. Hợp đồng lao động là căn cứ để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Do vậy mọi hợp đồng lao động được soạn ra phải đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và người lao động.

XEM THÊM:

Tổng hợp công việc doanh nghiệp cần lưu ý trong lĩnh vực lao động

Các đối tượng được quyền giao kết hợp đồng lao động

Một số quy định chung về hợp đồng lao động cần biết

1. Sử dụng căn cứ áp dụng đã hết hiệu lực

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Nội dung của hợp đồng lao động (HĐLĐ) quy định tại Điều 23 Bộ luật lao động 2012. Được hướng dẫn bởi Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Không bắt buộc nội dung của HĐLĐ phải bao gồm căn cứ áp dụng. Do đó, khi soạn thảo HĐLĐ, doanh nghiệp có thể lựa chọn có hoặc không có nội dung này.

Một số doanh nghiệp khi soạn thảo hợp đồng lao động hay đưa căn cứ áp dụng vào hợp đồng nhưng sử dụng nhiều căn cứ đã hết hiệu lực thi hành. Vì vậy, doanh nghiệp muốn nêu rõ căn cứ pháp lý, có thể tham khảo những căn cứ dưới đây :

– Bộ luật lao động năm 2012;

– Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động;

– Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP;

– Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động

2. Không đủ thông tin của người sử dụng lao động hoặc người lao động

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 23 Bộ luật lao động 2012, hợp đồng lao động phải có tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp và họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động.

Tuy nhiên, trên thực tế khi soạn thảo HĐLĐ, doanh nghiệp thường quên những thông tin như địa chỉ của người sử dụng lao động (NSDLĐ); giới tính, địa chỉ nơi cư trú…

3. Không ghi cụ thể địa điểm làm việc

Tùy vào tính chất công việc, doanh nghiệp có thể thỏa thuận để NLĐ làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau như: địa chỉ tại trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc địa điểm mà doanh nghiệp chỉ định tại từng thời điểm cụ thể…

Và khi soạn thảo hợp đồng lao động thì NSDLĐ thay vì ghi cụ thể địa điểm làm việc mà thường ghi như sau:  “do hai bên thỏa thuận”, “tại địa chỉ công ty”, “ theo sự chỉ định của công ty”,…

Khắc phục tình trạng này, tại Điểm b Khoản 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định: trong trường hợp NLĐ làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì doanh nghiệp ghi các địa điểm chính người lao động làm việc trong hợp đồng lao động.

4. Mặc nhiên quy định NLĐ phải làm thêm giờ

Bộ luật lao động 2012 cũng cho phép doanh nghiệp được tổ chức cho NLĐ làm thêm giờ. Nhưng phải đáp ứng các điều kiện quy định của pháp luật.

Cụ thể:

– Việc làm thêm phải được sự đồng ý của người lao động;

– Thời gian làm thêm giờ cũng phải đáp ứng theo quy định về lao động.

– Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

5. Cho rằng NLĐ phải chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu

Khi quy định nghĩa vụ của NLĐ trong HĐLĐ, nhiều doanh nghiệp vẫn thường quy định: “người lao động có nghĩa vụ hoàn thành công việc được giao và sẵn sáng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu”.

Điều 31 Bộ Luật Lao động 2012 quy định doanh nghiệp chỉ được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

6. Hình thức trả lương không cụ thể

Theo Điểm đ Khoản 1 Điều 23 Bộ luật Lao động 2012: Nội dung HĐLĐ phải bao gồm mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp trả lương và các khoản bổ sung khác của người lao động.

Nhiều doanh nghiệp không quy định rõ phương thức trả lương và vào thời gian trả cụ thể. Đây cũng là một trong những lỗi phổ biến của doanh nghiệp khi soạn thảo hợp đồng lao động.

————————————————————————————————————————————————————————-

Trên đây là những thông tin tham khảo. Hy vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. 

Luật Thành Thái  luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng là thước đo. 

Mọi thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

LUẬT THÀNH THÁI 

– Tư vấn trực tiếp, nhanh chóng qua SĐT: 0977 184 216

– Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: 311 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

– Tư vấn qua Email: luatthanhthai@gmail.com

– Tư vấn ngoài trụ sở Văn phòng: Liên hệ 0977 184 216 để đặt lịch gặp Luật sư tư vấn

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Tin liên quan