Trong quá trình hoạt động của công ty, do một số lý do có thể diễn ra việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty hoặc cho người ngoài công ty. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro cho công ty, pháp luật quy định một số trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp như sau:
1. Đối với công ty cổ phần:
Trong đa số trường hợp, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Theo Luật doanh nghiệp 2014, có các trường hợp cổ đông không có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần:
Trường hợp thứ nhất, người được cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần phổ thông không phải là cổ đông sáng lập. Để quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập cho người không phải là cổ đông sáng lập là hợp pháp, việc chuyển nhượng phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp thứ hai, sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua. Trong trường hợp này, cổ đông sẽ không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần chưa thanh toán đó cho người khác.
Trường hợp thứ ba, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. Trong trường hợp này, cổ đông không được quyền chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
Trường hợp thứ tư, quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông bị hạn chế theo quy định trong Điều lệ công ty. Trong trường hợp này, quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
2. Đối với công ty TNHH:
– Phần vốn góp là quyền tài sản, thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viêncó thể chuyển nhượng, cho, tặng, để thừa kế, định đoạt theo quy định của Điều lệ công ty và theo Luật Doanh nghiệp.
Do tính chất “đóng”, hạn chế sự thâu tóm của người ngoài nên việc chuyển nhượng vốn bị hạn chế bởi các thỏa thuận trong Điều lệ công ty và các trường hợp trong Luật doanh nghiệp.
– Các thành viên công ty sẽ được ưu tiên mua lại phần vốn góp trước khi phần vốn này được chào bán ra bên ngoài với những điều kiện thương mại tương tự như chào bán cho thành viên trong công ty.
Vốn góp chỉ có thể tự do chuyển nhượng trong một trong ba trường hợp:
- Công ty không mua lại phần vốn góp của thành viên:
- Thành viên tặng/cho một phần/toàn bộ vốn góp cho người khác
- Thành viên sử dụng phần vốn góp của mình để trả nợ.
Trên thực tế, các tình huống chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp sẽ gắn với điều kiện công ty cụ thể. Vì vậy, nếu có nhu cầu tư vấn chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, hoặc yêu cầu cung cấp dịch vụ chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp. Chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ sau:
– Tư vấn chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.
– Soạn thảo hồ sơ, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp.
– Nộp hồ sơ thay đổi đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
– Nhận kết quả và giao kết quả đến cho khách hàng.
Hãy liên hệ Luật Thành Thái : 081 439 3779 để được cung cấp dịch vụ nhanh nhất và chính xác nhất
- Dịch vụ giấy phép cho thuê lại lao động tại Hà Nam
- Thủ tục xin giấy phép bán rượu cho nhà hàng, khách sạn, quán bar tại quận Đống Đa
- Có được bắt người lao động cam kết làm việc lâu dài cho công ty?
- Mẫu Nội quy lao động trong Doanh nghiệp
- Luật Thành Thái cung cấp dịch vụ tư vấn trọn gói đăng ký kết hôn với người nước ngoài