Những điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối đối với thực phẩm tươi sống

Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến. Để sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, các cá nhân, tổ chức cần tuân thủ những điều kiện chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Luật Thành Thái xin cung cấp một số thông tin cần thiết về  Những điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối đối với thực phẩm tươi sống như sau:

Có thể bạn quan tâm: 

  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến thực phẩm
  • Điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt tại chợ truyền thống
  • Dịch vụ đăng ký thương hiệu

I. Căn cứ pháp lý

Luật an toàn thực phẩm 2010

II. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm

1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

2. Tùy từng loại thực phẩm, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

c) Quy định về bảo quản thực phẩm.

III. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống

1. Tuân thủ các điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm

2. Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm:

–  Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
  • Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn.

–  Qúa trình thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm bao gồm:

  • Xác định, thông báo lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn;
  • Yêu cầu các đại lý kinh doanh thực phẩm báo cáo số lượng sản phẩm của lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường;
  • Tổng hợp, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch thu hồi và biện pháp xử lý.

3. Có chứng nhận vệ sinh thú y đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật.

IV. Điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống

  1. Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;
  2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm;
  3. Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật. Và về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;
  4. Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
  5. Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường
  6. Duy trì các điều kiện bảo đảm ATTP, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.

>>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm chuyên nghiệp

V. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống

1. Tuân thủ các điều kiện nền sau:

1.1. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm: 

  • Sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng.
  • Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
  • Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký bản công bố hợp quy và thời hạn của bản đăng ký công bố hợp quy đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

1.2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm:

  • Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
  • Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
  • Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

1.3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm:

  • Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
  • Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển;
  • Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

2. Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống.

>>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Trên đây là những tư vấn sơ bộ của Luật Thành Thái. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo quy định của pháp luật.

Công ty TNHH Luật Thành Thái

Nhằm đáp ứng những nhu cầu của quý khách hàng về dịch vụ pháp lý Công ty TNHH Thành Thái và Đồng nghiệp đã đuợc thành lập

Fanpage Chat Zalo