Xuất khẩu lao động là lĩnh vực tương đối phức tạp, để đáp ứng điều kiện đưa người lao động đi nước ngoài cần lưu ý về các điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động. Sau đây, Luật Thành Thái xin tư vấn tới Qúy khách hàng những thông tin như sau:
1. Điều kiện cấp Giấy phép
– Vốn pháp định ít nhất là 5 tỷ đồng.
– Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ;
Mức tiền ký quỹ là một tỷ đồng.
Doanh nghiệp ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Là doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của tổ chức, cá nhân Việt Nam.
– Có nội dung đề án hoạt đông dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
– Giám đốc của doanh nghiệp cũng phải đáp ứng đủ điều kiện, có trình độ và kinh nghiệp.
2. Hồ sơ
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định;
d) Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng;
đ) Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
e) Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
g) Phương án tổ chức;
h) Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
3. Cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội.
4. Thẩm quyền và thời hạn cấp giấy phép.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:
a)Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;
b) Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
c) Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b ở trên.
Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.
5. Văn bản pháp luật liên quan.
– Luật Người lao động VN đi làm việc nước ngoài 2006,
– Luật việc làm 2013,
– Nghị định 126/2007 hướng dẫn chi tiết Luật người lao động VN đi làm việc NN,
– Thông tư 22/2013 về mẫu hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người LĐ VN đi làm việc NN,
– Quyết định 1012/2013 về thẩm quyền của Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTBXH