Những cá nhân sáng tạo, sáng tác ra các tác phẩm nghệ thuật hay khoa học, từ văn học, âm nhạc đến phát minh, sáng chế, đều được xem là tác giả. Tuy nhiên, phân loại tác giả không phải lúc nào cũng đơn giản và rõ ràng như vậy. Dựa vào các yếu tố như mức độ tham gia sáng tạo, vị trí trong quá trình sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật hay khoa học, tác giả có thể được chia thành các loại khác nhau. Vậy tác giả là gì và có bao nhiêu phân loại tác giả? Hãy cùng tìm hiểu với Luật Thành Thái.
Tác giả là gì?
Điều 12a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định về tác giả như sau:
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm. Trường hợp có từ hai người trở lên cùng tham gia trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó chính là các đồng tác giả.
Để được công nhận là tác giả, cá nhân cần thỏa ba tiêu chí: lao động sáng tạo trực tiếp tác phẩm; ghi tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm công bố; tác phẩm là kết quả lao động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học.

Phân loại tác giả theo quy định Pháp luật
Căn cứ theo quy định luật sở hữu trí tuệ có thể chia thành 03 loại: Dựa vào số lượng người lao động, theo nguồn gốc tác phẩm và dựa theo mối quan hệ lao động. Cụ thể như sau:
Dựa vào số lượng người lao động sáng tạo để tạo ra tác phẩm
Dựa vào sự tham gia của người lao động vào quá trình sáng tạo, tác phẩm có thể được phân loại thành hai loại: tác giả đơn lẻ và tác giả đồng tác giả:
Tác giả đơn nhất
Người làm công là cá nhân tạo ra một tác phẩm mà họ trực tiếp làm ra toàn bộ. Đó có thể được xem như họ là tác giả của tác phẩm đó. Trong tình huống này, họ sở hữu tất cả các quyền cá nhân và tài sản của tác giả đối với tác phẩm.
Đồng tác giả
Nhiều cá nhân hợp tác để tạo ra một tác phẩm được gọi là đồng tác giả. Trong trường hợp này, họ chia sẻ cả quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm. Điều luật không rõ ràng về mối quan hệ giữa các đồng tác giả trong quá trình sáng tạo. Tuy nhiên, thường người ta sẽ xác định quyền lợi của từng đồng tác giả dựa trên tính chất và cấu trúc của tác phẩm.
Nếu tác phẩm không thể phân chia rõ ràng phần sáng tạo của mỗi cá nhân, họ sẽ là đồng tác giả hợp nhất và chia sẻ quyền đồng nhất đối với tác phẩm.
Nếu tác phẩm có cấu trúc rõ ràng, phân chia thành từng phần, từng chương và có thể xác định được đóng góp của mỗi người, họ sẽ là đồng tác giả theo phần. Trong trường hợp này, quyền lợi của từng đồng tác giả thường được xác định dựa trên phần tác phẩm họ đã sáng tạo.

Dựa vào nguồn gốc sản phẩm
Dựa vào nguồn gốc của tác phẩm, tác giả có thể được phân thành hai loại: tác giả gốc và tác giả phái sinh:
Tác giả là người tạo ra sản phẩm gốc
Tác giả gốc là những người tạo ra tác phẩm với ý tưởng, nội dung, và cách thức thể hiện hoàn toàn mới, bằng công lao sáng tạo của họ. Trong từ điển Hán-Việt, loại tác giả này sẽ được gọi là nguyên tác.
Tác giả là người tạo ra sản phẩm phái sinh
Có nhiều loại tác giả tạo ra tác phẩm từ tác phẩm của người khác đã được công bố, phổ biến như sau:
- Tác giả dịch thuật: Dịch tác phẩm từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác để đáp ứng nhu cầu giao lưu quốc tế và tăng cường hiểu biết về văn hóa, phong tục của các quốc gia. Việc dịch thuật đòi hỏi sự sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ và người dịch được coi là tác giả của tác phẩm dịch.
- Tác giả phóng tác: Sáng tạo tác phẩm theo phong cách riêng từ nội dung của một tác phẩm đã có.
- Tác giả cải biên: Thay đổi hình thức diễn đạt của tác phẩm gốc để tạo ra tác phẩm mới.
- Tác giả biên soạn: Sắp xếp các tác phẩm hoặc tài liệu khác nhau để tạo thành một tác phẩm mới theo cách sáng tạo của mình.
- Tác giả chú giải: Giải thích ý nghĩa các từ, câu hoặc địa danh trong tác phẩm gốc.
- Tác giả tuyển chọn: Tập hợp và lựa chọn các tác phẩm từ một hoặc nhiều tác giả để tạo thành tác phẩm tuyển tập hoặc theo chủ đề nhất định.

Dựa theo mối quan hệ lao động trong quá trình tạo ra sản phẩm
Dựa vào quan hệ lao động trong quá trình sáng tạo tác phẩm, tác giả có thể được phân thành hai loại: tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả và tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả:
Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả
Tác giả là những người dùng thời gian, công sức và tài chính của mình để trực tiếp sáng tạo và tạo ra các tác phẩm, công trình.
Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả
Những người không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả là những cá nhân sử dụng sự sáng tạo của mình để tạo ra các tác phẩm hoặc công trình dưới sự giao việc hoặc theo hợp đồng.
Xác định tư cách của tác giả đó là một phần quan trọng trong việc xác định các phạm vi quyền nhân thân và quyền tài sản của họ đối với tác phẩm. Nếu không phải là chủ sở hữu quyền tác giả, tác giả chỉ có quyền nhân thân mà không thể chuyển giao. Khía cạnh kinh tế của tác phẩm chỉ thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả được công nhận.

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ
Hy vọng với những nội dung được chia sẻ trên, Luật Thành Thái mong rằng các bạn cũng đã hiểu rõ về khái niệm tác giả cũng như tác giả được phân loại như thế nào? Nếu có nhu cầu và cần đến chúng tôi, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc qua số 0916 392 626 để được tư vấn và hỗ trợ một cách chi tiết nhất.