Quy trình nhận chuyển nhượng siêu thị mini tại Việt Nam như thế nào?

Nếu muốn nhận chuyển nhượng siêu thị mini từ tổ chức, cá nhân khác thì bạn cần biết một số kiến thức cơ bản. Để có thể tránh được những rủi ro cơ bản, gây thiệt hại về tiền bạc, thời gian pháp lý trong kinh doanh.

Nội dung tham khảo liên quan:

– Tư vấn và dịch vụ mở siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi từ A đến Z

– Thủ tục mở siêu thị Mini theo hình thức hộ kinh doanh

1. Chuyển nhượng siêu thị mini là gì? 

Là sự thỏa thuận giữa bên có nhu cầu sang nhượng với bên nhận chuyển nhượng siêu thị mini. Sản phẩm ở đây chính là siêu thị mini.

Vậy có nên nhận chuyển nhượng siêu thị mini từ người khác?

Chắc chắn khi bạn có quan tâm tới chuyển nhượng siêu thị mini, đồng nghĩa với việc bạn đang có kế hoạch mở một siêu thị mini để kinh doanh, nhưng vấn đề mấu chốt đó chính là việc bạn đã có kinh nghiệm trong kinh doanh mô hình này hoặc những công việc, kinh doanh liên quan hay không?

Nếu là người mới và chưa có kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini thì càng cần phải lưu ý tới việc nhận chuyển nhượng này. Đa phần những người sau quá trình nhận chuyển nhượng siêu thị mini này đều có phần nào đó hối hận về quyết định của mình. Nên thường chỉ có những người kinh nghiệm mới đủ tự tin quyết định xem có nên nhận lại siêu thị mini sang nhượng đó hay không?

2. Khảo sát sơ bộ trước khi nghiên cứu chuyển nhượng siêu thị mini?

Việc khảo sát sơ bộ bên ngoài là rất quan trọng, thậm trí đối với những người có kinh nghiệm kinh doanh mô hình bán lẻ này có thể đủ tự tin để biết được cửa hàng đó vì sao phải thanh lý, vậy việc khảo sát bên ngoài sẽ khảo sát những vấn đề gì?

  • Địa điểm kinh doanh
  • Cạnh tranh
  • Mô hình kinh doanh
  • Hàng hóa có tập trung hay không? phù hợp với đối tượng khách hàng tập trung hay không?
  • Cách thức trưng bày hàng hóa có chuẩn không?
  • Giá thuê mặt bằng có quá cao so với mặt bằng chung khu vực hay không?
  • Có tối ưu chi phí chưa? Không gian, nhân sự, hàng hóa, điện, cơ sở vật chất… 
  • Kiến thức, tư duy của chủ kinh doanh

3. Tìm hiểu nguyên nhân thực sự lý do chuyển nhượng lại siêu thị mini

3.1. Địa điểm kinh doanh

Việc cửa hàng nằm ở địa điểm không thuận lợi cũng rất dễ dàng dẫn tới việc kinh doanh không hiệu quả. Ví dụ như ở khu vực cao cấp mà siêu thị mini lại kinh doanh những sản phẩm quá đỗi phổ thông như cửa hàng tạp hóa truyền thống không phù hợp, việc đó đồng nghĩa với người nhận lại chuyển nhượng siêu thị mini sẽ phải giải quyết đống hàng hóa không phù hợp với khách hàng tập trung đó vô cùng khó khăn.

3.2. Cạnh tranh

Đây là nguyên nhân khá phổ thống và phần nhiều những cửa hàng gặp phải nên mới đưa ra quyết định, nhưng việc này lại không quá khó để nhìn ra, chỉ cần quan sát sơ bộ dựa trên mật độ dân cư, và số lượng quầy hàng đa kinh doanh tại khu vực đó, ngoài ra yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh là quy mô. Việc cửa hàng quy mô nhỏ và mới mở sẽ rất bất lợi so với những đối thủ xung quanh.

3.3. Mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh rất đa dạng thông tin xung quanh đó, và kết hợp bởi nhiều yếu tố cấu thành, nhưng điểm chung cần phải phù hợp với đối tượng khách háng tập trung. Ngoài ra, việc sai lầm trong mô hình kinh doanh cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc thanh lý cửa hàng hay chuyển nhượng siêu thị mini.

3.4. Hàng hóa, khách hàng, dịch vụ tập trung

Đây là ba yếu tố luôn đồng nhất trong các mô hình kinh doanh bán lẻ. Mô hình kinh doanh siêu thị mini càng cần phải rõ ràng hơn trong việc đồng bộ ba yếu tố: Hàng hóa, khách hàng, dịch vụ tập trung với nhau, việc không đồng bộ được hoặc không biết cách đồng bộ sẽ dẫn tới hiệu quả kinh doanh không cao, lợi nhuận thấp cũng có thể dẫn tới việc chuyển nhượng siêu thị minisau này.

3.5. Cách trưng bày hàng hóa

Đây có lẽ là điểm yếu chung của các cửa hàng kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini nói chung. Các chủ cửa hàng kinh doanh cần được trang bị kiến thức kinh doanh mô hình này để biết cách trưng bày cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của mình như nào cho hợp lý, tiện cho khách hàng.

3.6. Giá thuê mặt bằng

Giá thuê mặt bằng kinh doanh phụ thuộc vào vị trí đắc địa của nó. Đa phần giá thuê mặt bằng sẽ được định giá theo mặt bằng chung nhưng có thể nó sẽ cao đối với mô hình kinh doanh siêu thị mini, hoặc là sẽ cao nếu không biết khai thác tối đa mặt bằng kinh doanh của cửa hàng.

3.7 Có tối ưu chi phí

Một cửa hàng muốn kinh doanh hiệu quả cần phải biết tối ưu chi phí:

  • Mặt bằng: Tối ưu từ giá kệ, không gian.
  • Nhân sự: Tối ưu chi phí nhân sự phù hợp nhất, chất lượng nhân sự tốt nhất.
  • Lãi ngân hàng.
  • Khấu hao tài sản cố định: Đầu tư tài sản cố định phù hợp, hiệu quả.
  • Điện nước mạng: Tối ưu chi phí tiền điện.
  • Thuế: Cách đàm phán để chi phí thuế thấp nhất có thể.

Việc tối ưu chi phí cho siêu thị mini này có thể tiết kiệm tới 20-30% chi phí cho một siêu thị mini.

3.8 Kiến thức, tư duy

Đa phần các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mọc lên đều thuộc nhóm tự phát. Phần nhiều theo một nhu cầu thiếu có định hướng. Bước chân vào khởi nghiệp với ít ỏi kiến thức, kinh nghiệm mình có.

Ngày nay, công việc kinh doanh không dành cho những người thiếu kiến thức căn bản. Bất kể mô hình kinh doanh nào cũng có mức độ canh tranh cao, việc đào thải là lẽ tự nhiên, cơ hội chỉ dành cho những người có lợi thế nhất định, mà tư duy, kiến thức là thứ quan trọng nhất của người làm chủ.

Do đó trong quá trình quan sát, đàm phán cần tìm hiểu xem người chủ cửa hàng có kiến thức kinh doanh hay không? Nếu không có kiến thức kinh doanh mô hình siêu thị mini này thì việc thanh lý, chuyển nhượng là điều hiển nhiên, các yếu tố phía trên có thể bỏ qua, hoặc ít để ý tới hơn.

4. Cách quan sát trực quan, tham khảo

Ngoài ra thì có rất nhiều yếu tố khác cần phải quan tâm trước khi đưa ra quyết định có nên nhận lại siêu thị sang nhượng hay không? Sau đây là kinh nghiệm cơ bản để tham khảo.

4.1 Quan sát cửa hàng

Nên dành thời gian quan sát cửa hàng họa động thế nào? lượng khách hàng vào mua hàng ra sao? Có thể quan sát trực tiếp hoặc từ xa cũng có thể đưa ra kết quản được. Nên quan sát ở khung giờ nhất định như: Đầu buổi sáng, trưa, chiều, tối.

4.2 Tham khảo ý kiến những người xung quanh

Khéo léo trò chuyện với những người ở gần đó, hoặc ngồi quán trà đá, cafe xung quanh để dò hỏi thông tin cửa hàng đó hoạt động như thế nào. Có vấn đề gì liên quan đến khách hàng, hoạt động, an ninh xã hội, mối quan hệ…

4.3 Lưu ý % chiết khấu khi nhận chuyển nhượng siêu thị mini

Cùng với việc đàm phán % chiết khấu theo giá gốc nhập mua thì bạn cần lưu ý tới khấu hao tài sản. Kiểm kê hàng hóa số lượng đúng với thực tế. Kiểm soát giá nhập và giá bán ra trong quá trình chuyển nhượng siêu thị mini.

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu

5. Đưa ra quyết định cuối cùng có nên nhận chuyển nhượng siêu thị mini hay không?

Việc đưa ra quyết định cuối cùng chắc chắn cần dựa vào nhiều yếu tố tổng kết lại.

Ưu điểm của việc mua lại những cửa hàng chuyển nhượng siêu thị mini: sẽ tiết kiệm được thời gian để kéo khách giai đoạn đầu –  là giai đoạn khó khăn nhất của kinh doanh siêu thị mini. Do đó, nếu bạn đủ kiến thức, kinh nghiệm để có thể đánh giá được những ưu nhược điểm của cửa hàng thì có thể mua lại và tái cơ cấu.

Ngoài ra, Luật Thành Thái còn thực hiện các hoạt động như cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượuthành lập doanh nghiệp, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm ….

Công ty TNHH Luật Thành Thái

Nhằm đáp ứng những nhu cầu của quý khách hàng về dịch vụ pháp lý Công ty TNHH Thành Thái và Đồng nghiệp đã đuợc thành lập

Fanpage Chat Zalo