Cách ghi thông tin trên nhãn hóa chất như thế nào?

Cách ghi thông tin trên nhãn hóa chấtnhư thế nào? Luật Thành Thái sẽ gửi tới Quý khách cách ghi thông tin trên nhãn hóa chất qua bài viết dưới đây.

Trên nhãn hóa chất bạn cần có các thông tin sau: tên hóa chất, mã nhận dạng hóa chất, hình đồ cảnh báo, biện pháp phòng ngừa, nhà sản xuất/ phân phối, hạn sử dụng (nếu có), thành phần định lượng, xuất sứ, hướng dẫn sử dụng.

Tham khảo thêm tại đây:

Điều kiện xin Giấy phép kinh doanh hóa chất như thế nào?

1. Tên hóa chất trên nhãn hóa chất

Tên hóa chất do nhà sản xuất đăng ký theo tên thường gọi, tên thương mại hoặc tên khác được ghi trên nhãn hóa chất. Đối với một số chất được tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh coi là bí mật kinh doanh thì được ghi trên nhãn hoá chất tên chung quốc tế.

Ví dụ cách viết tên hóa chất:

  • Tên gọi theo IUPAC: n-Butyl Acetate
  • Tên thương mại: Nomal Butyl Acetate
  • Tên khác (không phải tên khoa học): NBAC

2. Ghi thông tin Nhà sản xuất, phân phối

Cách ghi thông tin nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối được quy định tại Khoản 9 Điều 16 Thông tư 04/2012/TT-BCT quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành như sau:

Ghi tên, địa chỉ và số điện thoại của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối hoá chất trên nhãn hóa chất.

3. Ghi hạn sử dụng trên nhãn hóa chất

Cách ghi hạn sử dụng được quy định tại Khoản 8 Điều 16 Thông tư 04/2012/TT-BCT quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành:

Trường hợp hóa chất có hạn sử dụng thì cách ghi hạn sử dụng thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP và Khoản 5 Mục II Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP.

4. Cách ghi thành phần định lượng

Cách ghi thành phần hoặc thành phần định lượng được quy định tại Khoản 6 Điều 16 Thông tư 04/2012/TT-BCT quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành như sau:

– Ghi công thức hóa học. Đối với hóa chất chứa trong bình chịu áp lực phải ghi thêm dung lượng nạp.

Ví dụ: A-xít sulfuric; công thức H2SO4; nồng độ: 99%

– Đối với hỗn hợp chất, ghi thành phần hoặc thành phần định lượng như: dạng rắn là phần trăm khối lượng của từng chất rắn; dạng lỏng là phần trăm thể tích của từng chất lỏng; dạng khí là phần trăm thể tích của từng chất khí; dạng rắn lỏng là phần trăm khối lượng của từng chất rắn và lỏng.

5. Cách ghi tên trên nhãn hóa chất 

Cách ghi tên hóa chất được quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 04/2012/TT-BCT quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành:

Tên hóa chất do nhà sản xuất đăng ký theo tên thường gọi, tên thương mại hoặc tên khác được ghi trên nhãn hóa chất. Đối với một số chất được tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh coi là bí mật kinh doanh thì được ghi trên nhãn hoá chất tên chung quốc tế.

Ví dụ cách viết tên hóa chất:

  • Tên gọi theo IUPAC: n-Butyl Acetate
  • Tên thương mại: Nomal Butyl Acetate
  • Tên khác (không phải tên khoa học): NBAC

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

6. Mã nhận dạng hóa chất

Mã nhận dạng hóa chất phải được sử dụng trên nhãn hóa chất. Phải phù hợp với ký hiệu sử dụng trên Phiếu an toàn hóa chất. Có tên tiếng Anh là Material Safety Data Sheet viết tắt là MSDS;

Nhãn đối với một hợp chất phải thể hiện được các nhận dạng hoá học của hợp chất. Khi các nguy cơ góp phần vào độc tính cấp, ăn mòn da hay tổn thương nghiêm trọng cho mắt, đột biến tế bào mầm, gây ung thư, độc tính sinh sản, nhạy da hoặc hô hấp thể hiện trên nhãn thì các thông tin đối với hỗn hợp chất hay hợp kim phải thể hiện được nhận dạng hoá học của tất cả các thành phần hoặc các nguyên tố hợp kim có thể gây ra những nguy cơ này trên nhãn. Khi cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu đưa vào nhãn tất cả các thành phần hoặc các nguyên tố hợp kim góp phần vào nguy cơ của hỗn hợp chất hay hợp kim.

7. Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất ghi nhãn hoá chất phải có hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo và cảnh báo nguy cơ thích hợp theo phân loại hoá chất.

Hình đồ cảnh báo là thông tin để người sử dụng có thể hiểu chính xác mà không gây ra các cách hiểu sai đối với nhãn hoá chất.

Công ty TNHH Luật Thành Thái

Nhằm đáp ứng những nhu cầu của quý khách hàng về dịch vụ pháp lý Công ty TNHH Thành Thái và Đồng nghiệp đã đuợc thành lập

Fanpage Chat Zalo