Cẩm nang mở nhà hàng kinh doanh ăn uống

svg%3EĂn và uống là hai nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Nhu cầu đó trong những năm gần đây tăng rất nhanh. Có cầu đương nhiên sẽ xuất hiện cung. Kéo theo sự phát triển của hàng loạt nhà hàng, quán ăn…với rất nhiều phong cách, hương vị khác nhau. Luật Thành Thái qua bài viết này gửi tới Quý khách hàng những kinh nghiệm mở nhà hàng kinh doanh ăn uống. Cùng xem đó là gì nhé!

Bài viết liên quan:

– Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm tại tỉnh Hưng Yên

– Những điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối đối với thực phẩm tươi sống

– Thủ tục cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ 

1. Chuẩn bị vốn đầy đủ khi kinh doanh dịch vụ ăn uống

Việc đầu tiên bạn nên chuẩn bị một số vốn đầy đủ trước khi quyết định mở nhà hàng. Tùy vào địa điểm, quy mô nhà hàng của bạn mà yêu cầu số vốn phù hợp. Thông thường, khi mở nhà hàng tại các địa điểm trung tâm, vốn đầu tư ban đầu thường từ 100 triệu trở lên. Để chuẩn bị được vốn sát thực tế nhất, bạn nên liệt kê ra các hạng mục cụ thể như: thuê sửa, đặt cọc mặt bằng; mua sắm dụng cụ, bàn ghế; trang trí; thuê nhân sự; marketing, quảng cáo, giới thiệu… Bên cạnh đó, cũng cần chuẩn bị chi phí dự phòng cho ít nhất 3 tháng trở lên.

2. Chuẩn bị nhân lực cho nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống

Bạn nên căn cứ vào quy mô nhà hàng của mình để cân nhắc số lượng nhân sự. Phù hợp từ đầu bếp, thu ngân, phục vụ, tạp vụ, bảo vệ… Trong đó, chủ chốt phải là người đầu bếp. Chất lượng món ăn sẽ quyết định phần lớn sự thành công của nhà hàng. Do vậy cần tìm được đầu bếp có chuyên môn và hiểu biết về món ăn chính của nhà hàng.

3. Chọn địa điểm

Khi chọn địa điểm mở nhà hàng, bạn nên tìm những khu vực đông đúc, giao thông thuận tiện, thoáng mát, thoải mái cho khách hàng.

4. Xây dựng phong cách nhà hàng và thực đơn món ăn

Cách trang trí là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách cho nhà hàng của bạn.

Phong cách của nhà hàng đến từ cách thiết kế, cách bày trí nhà hàng, thực đơn món ăn cũng như cung cách phục vụ. Vừa phải tạo nên cảm giác thoải mái, nhưng đồng thời cũng phải có nét mới lạ, độc đáo mà tinh tế để thu hút khách.

Có rất nhiều phong cách nhà hàng khác nhau nên bạn có thể chọn cho nhà hàng của mình một lối bày trí cụ thể như: phong cách phương Tây, phong cách thuần Việt, kết hợp các phong cách với các loại hình nghệ thuật, phong cách dân giã, đồng quê…

Khi xây dựng thực đơn hãy sắp xếp các món theo mục, càng đa dạng, phong phú càng tốt. Vì như vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu, sở thích và mục đích của đông đảo đổi tượng khách hàng. Thực đơn có thể là cơm hay theo từng suất ăn, mâm cỗ, lẩu, buffet,… với mức giá hợp lý. Bạn có thể tham khảo giá thị trường, đánh giá điểm nổi bật của các món để định giá cho phù hợp.

Bên cạnh việc lên thực đơn sao cho hấp dẫn, lựa chọn thực phẩm cũng là yếu tố rất quan trọng. Chú ý lựa chọn các loại nguyên liệu đa dạng, tươi ngon, chú ý cách bảo quản để chất lượng luôn được đảm bảo. Khâu trình bày cần linh hoạt, sáng tạo để tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn nhằm kích thích thị giác lẫn vị giác của khách hàng.

svg%3E

5. Kiến thức ẩm thực và kỹ năng quản lý

Là người làm chủ và để có thể đưa nhà hàng đi vào hoạt động trôi chảy, thuận lợi, bên cạnh những hiểu biết về ẩm thực như: kiến thức chung về văn hóa ẩm thực, cách thức chế biến các món ăn, các xu hướng, trào lưu … nhất thiết bạn phải có kỹ năng quản lý tốt để có thể phân chia, điều phối công việc cho nhân viên. Đồng thời, người chủ cũng cần nắm rõ tất cả các hoạt động, những xu hướng, thực trạng về thực khách tại nhà hàng của mình để kịp thời điều chỉnh thực đơn, cung cách phục vụ cho phù hợp…

Có rất nhiều yếu tố để tạo nên sự thành công của một nhà hàng mà bạn có thể tham khảo như trên. Thế nhưng, quan trọng nhất vẫn là chất lượng món ăn tại nhà hàng của bạn. Sự hiểu biết về văn hóa ẩm thực, các công thức món ăn ngon, mới lạ, hợp với xu hướng là điều quan trọng giúp nhà hàng của bạn thu hút nhiều khách hơn.

6. Những vấn đề pháp lý liên quan đến mở nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống

6.1 Điều kiện chung

Ngoài điều kiện bắt buộc về mặt bằng, thì cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống nên chọn các loại hình đăng ký doanh nghiệp dưới đây để thành lập doanh nghiệp tiện cho việc kinh doanh:

  • Hộ kinh doanh cá thể
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty TNHH 1 thành viên
  • Công ty TNHH 2 thành viên
  • Công ty Hợp danh
  • Công ty cổ phần

Thủ tục đăng ký các loại hình doanh nghiệp trên mất khoảng 5 ngày làm việc, với những hồ sơ bắt buộc: Giấy đề nghị đăng ký thành lập, các giấy tờ liên quan khác.(xem chi tiết tại đây: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp)
Ngoài ra doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện về Giấy phép con để hoạt động trong ngành dịch vụ ăn uống.

6.2 Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP)

Xin giấy phép ATTP ở đâu? bạn có thể xin giấy phép ATTP ở chi cục vệ sinh ATTP

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Danh sách thực phẩm đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật (kèm theo sơ đồ của cơ sở);
  • Danh sách xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
  • Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy xác nhận đủ sức khoẻ để kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh;

Ngoài ra bạn cần đủ các điệu kiện về cơ sở vật chất theo quy định pháp luật…

6.3. Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

svg%3E

Xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ ở đâu? Bạn có thể tới phòng công thương thuộc UBND cấp quận, huyện để xin.
Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu.
  • Bản cam kết về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường do thương nhân tự cam kết
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân xin giấy phép bán lẻ rượu(Lưu ý: có ngành nghề bán lẻ đồ uống có cồn, rượu, bia)
  • Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán buôn, bán lẻ/hợp đồng đại lý bán buôn, bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp có 1 trong các Giấy phép rượu sau: Bán lẻ/ bán buôn/ phân phối/ sản xuất.
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân kinh doanh rượu.
  • Bản sao hợp lệ Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân bán buôn rượu do Bộ công thương và Sở công thương cấp.
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân phân phối rượu(là thương nhân phân phối rượu cho thương nhân bán buôn rượu, có tên trong giấy phép bán buôn rượu)

6.4 Giấy phép bán lẻ thuốc lá (nếu có bán thuốc lá)

svg%3E

Hồ sơ xin giấy phép bán lẻ thuốc lá bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá (theo mẫu) và các giấy tờ khác kèm theo…

7. Dịch vụ xin giấy phép nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Luật Thành Thái

Đến với chúng tôi bạn sẽ được hỗ trợ mọi vấn đề pháp lý liên quan.
+ Tư vấn thủ tục.
+ Hỗ trợ hoàn thành hồ sơ giấy tờ cần thiết.
+ Thủ tục nhanh gọn, chuyên nghiệp, rút ngắn được thời gian cũng như tiết kiệm chi phí tối đa cho bạn
Liên hệ hỗ trợ trực tiếp: 0369 131 905
Hoặc gửi Email:luatthanhthai@gmail.com.

Bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Công ty TNHH Luật Thành Thái

Nhằm đáp ứng những nhu cầu của quý khách hàng về dịch vụ pháp lý Công ty TNHH Thành Thái và Đồng nghiệp đã đuợc thành lập

Fanpage Chat Zalo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *