TÊN DOANH NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
*** Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
……., ngày … tháng … năm …
NỘI QUY LAO ĐỘNG
- Căn cứ Chương VIII của Bộ Luật lao động 2012 của nước CHXHCN Việt Nam …..
- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất kinh doanh và yêu cầu tổ chức lao động.
Nay Công ty ……………………. nội quy trong Công ty bao gồm các Chương và Điều như sau
CHƯƠNG I : NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Nội quy lao động là quy định của Công ty ……….. đối với người lao động về việc tuân thủ thời gian, hoạt động SX – KD và điều hành sản xuất của Công ty.
Điều 2: Nội quy lao động được áp dụng cho tất cả CB.CNV trong Công ty, kể cả người lao động trong thời gian thử việc, học nghề, thực tập…
Điều 3: Bản nội quy lao động này gồm 6 chương, 38 điều quy định trách nhiệm thực hiện kỷ luật lao động của người lao động trong Công ty và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây của Công ty trái với nội quy lao động này đều bãi bỏ.
Mọi trường hợp không quy định trong bản nội quy này xảy ra, đều được giải quyết theo các quy định của Pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Người sử dụng lao động và BCH Công đoàn cùng có trách nhiệm soạn thảo chi tiết các Điều về quy chế xét thưởng và các nội quy của Công ty để người lao động chấp hành.
CHƯƠNG II: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI
Điều 4: Thời gian làm việc
- Khối gián tiếp văn phòng:
- Sáng từ 8h đến 12h
- Chiều từ 13h đến 17h
Đối với CB.CNV đi theo xe đưa rước của Công ty được phép ra về lúc 16g30p.
- Các phân xưởng sản xuất:
- Ca 1: Từ …. đến ……
- Ca 2: Từ …… đến ……
- Ca 3: Từ ……. đến …….
Công nhân phải đến trước ca làm việc 15 phút để nhận bàn giao ca.
Điều 5: Quy định ngày nghỉ.
- Ngày nghỉ hàng tuần của khối gián tiếp vào ngày Chủ nhật.
- Ngày nghỉ hàng tuần của công nhân trực tiếp sản xuất và Cán bộ đi ca không nhât thiết là ngày Chủ nhật (bố trí nghỉ bất kỳ ngày nào trong tuần) sau khi thỏa thuận với người lao động.
- Ngày nghỉ Lễ, Tết trong năm thực hiện theo quy định của Bộ Luật Lao động và văn bản hướng dẫn thi hành.
- Ngày nghỉ phép: Người lao động làm việc cho Công ty được 12 tháng thì được nghỉ 12 ngày phép. Số ngày nghỉ phép được tính tăng thêm theo thâm niên, nếu làm việc ở Cty và các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước cứ 5 năm được tăng thêm một ngày. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì số ngày nghỉ phép được tính tương ứng theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
- Người sử dụng lao động có quyền sắp xếp lịch nghỉ phép cho từng bộ phận tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ phép thành nhiều lần hoặc nghỉ một lần. Đối với người quê ở xa, có thể gộp phép một năm để nghỉ 1 lần nhưng phải được Tổng Giám Đốc Công ty đồng ý.
- Khi nghỉ phép trong bất kỳ trường hợp nào người lao động phải viết giấy xin phép và nộp cho phòng TC-HC trước ít nhất là 1 ngày (nghỉ từ 01¸03 ngày), trường hợp nghỉ từ ngày 04 ngày trở lên phải xin trước 02 ngày để người sử dụng lao động có kế hoạch bố trí lao động thay thế.
Điều 6: Nghỉ về việc riêng.
CNV trong Công ty có nhu cầu cần nghỉ vì việc riêng theo Điều 78 Bộ Luật lao động thì phải làm đơn xin nghỉ việc riêng theo quy định.
CHƯƠNG III: TUYỂN DỤNG
Điều 7: Việc tuyển dụng nhân sự cho các bộ phận do Giám đốc xét duyệt tuyển dụng theo yêu cầu của công việc. Nhưng số người tuyển dụng không quá số người ghi trên bảng nhân sự. Người được tuyển dụng phải là công dân Việt Nam có sức khoẻ đầy đủ. Những trường hợp sau đây không được tuyển dụng:
7.1. Nam quá 40 tuổi, nữ quá 40 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi tính theo tuổi pháp định thực tế.
7.2. Có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc đã có triệu chứng những bệnh đó.
7.3. Những người tâm thần không bình thường hoặc thân thể có khuyết tật không thể đảm nhận công việc.
7.4. Những người phạm pháp do tham ô công quỹ, đang bị truy nã, chờ toà án xét xử, bị án treo hoặc nghiện ngập.
Điều 8. Đã được tuyển dụng nhưng sau đó bị trả hiện có hành vi gian trá không khai báo đúng sự thật, vi phạm quy định tại điều 7 sẽ bị thải ngay và không được hưởng bất cứ khoản bồi thường nào.
Điều 9. Đối với những nhân viên đã ký kết hợp đồng lao động trong thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng lương, nhưng được hưởng bảo hiểm xã hội. Thời gian nghỉ phép thai sản được tính vào thâm niên công tác.
Điều 10. Cá nhân muốn xin vào làm việc tại công ty phải đăng ký tại sở lao động và nộp hồ sơ xin việc gồm:
10.1. Một đơn xin việc (có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của chính quyền địa phương nơi cư trú).
10.2. Hai bản sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương và có đóng dấu giáp lai nơi dán ảnh).
10.3. Một bản sao hộ khẩu thường trú có công chứng, một bản photo giấy chứng ninh nhân dân(có công chứng).
10.4. Một bản sao văn bằng (có công chứng)
10.5. Có phiếu khám sức khoẻ
10.6. Anh 3×4 (4 ảnh)
10.7. Phải đi làm đúng thời gian do công ty quy định khi được tuyển dụng.
Điều 11. Hình thức thử việc
11.1. Do Bộ phận nhân sự dẫn đến hiện trường để sát hạch khả năng ứng đối và kỹ thuật tay nghề.
11.2. Trong thời gian thử việc, mức lương tính theo hệ số lương của công việc được đảm nhận và được hưởng 70% mức lương đó.
11.3. Trong thời gian thử việc, công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, nếu không đạt yêu cầu.
11.4. 15 ngày trước khi hết thời hạn thử việc, Bộ phận nhân sự phải công bố kết quả thử việc và danh sách những người đạt tiêu chuẩn tiếp tục làm việc tại công ty.
Điều 12. Thủ tục tuyển dụng
10 ngày sau khi hết hạn thử việc, nhân viên được tuyển dụng phải giao nộp giấy tờ dưới đây cho bộ phận nhân sự:
12.1. Hợp đồng lao động ký giữa công ty và đương sự.
12.2. Nộp các giấy tờ khác theo yêu cầu của bộ phận nhân sự.
12.3. Trường hợp không ký kết hợp đồng lao động sau 10 ngày kể từ khi hết hạn thử việc, thì xem như vẫn còn đang trong trong thời gian thử việc và không được hưởng những quyền lợi dưới đây như đối với công nhân đã ký kết hợp đông chính thức.
+ Không được nâng bậc hoặc tăng lương.
+ Không được thưởng cuối năm.
+ Chỉ được hưởng 70% mức lương cấp đó.
Điều 13. Các cán bộ, nhân viên được tuyển dụng chính thức sau khi thử việc, đều phải chấp hành Bản nội quy và các quy định nội bộ khác của công ty.
Điều 14. 15 ngày trước khi hết hạn hợp đồng lao động, bộ phận nhân sự phải thông báo cho đương sự ký tiếp hợp đồng lao động. Trường hợp đương sự không đồng ý ký tiếp xem như hợp đồng đương nhiên chấm dứt.
Điều 15. Kế hoạch đào tạo: nhằm nâng cao trình độ khả năng nghề nghiệp và đào tạo mới trước khi giao phó công việc khác trong công ty, người sử dụng lao động sẽ tổ chức đào tạo người lao động vào những lúc thích hợp.
CHƯƠNG IV: KỶ LUẬT
Điều 16. Không được mang theo chất độc, chất nổ, vũ khí, các loại hung khí…va những vật nguy hiểm vào công ty, người nào vi phạm sẽ bị buộc thôi việc, trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ xử lý theo pháp luật Việt Nam.
Điều 17. Công nhân và nhân viên không đeo bảng tên khp6ng được vào cổng công ty: Bảng tên không được mượn dùng qua lại để vào công ty: Nếu trường hợp cho người ngoài mượn bảng tên để đi vào công ty ảnh hưởng đến lợi ích của công ty sẽ bị sa thải ngay; trường hợp nghiêm trọng sẽ xử lý theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
Điều 18. Bảng tên phải gắn phía bên trái ngực, không được tự ý gắn nơi khác. Trường hợp phát hiện không đeo bảng tên trong công ty thì xen như những người ngoài xưởng tự ý vào công ty không được phép và bị xử lý theo quy định tại điều 17.
Điều 19. Quy định về quản lý lao động:
19.1 Tất cả công nhân và nhân viên phải đi làm đúng giờ, chỉ được tan tầm khi chuông reo tan tầm. Người đi làm trễ phải trình tổ trưởng xác nhận về đến bộ phận nhân sự nhận thẻ ghi giờ, mới được vào làm việc, đi trể 3 lần trong tháng ngoài việc nghĩ giờ trừ lương giờ đó, thành tích công tác sẽ bị xếp vào loại kém mà còn bị cắt các khoản khen thưởng chuyên cần của thánh đó.
19.2 Trong giờ làm việc, không được làm những việc riêng của cá nhân và phải có trách nhiệm cố gắng hoàn thành khối lượng công tác được giao phó.
19.3 Trong giờ làm việc, không được tuỳ ý rời khỏi cương vị công tác, không được nói chuyện riêng, không được gây ảnh hưởng đến công việc của người khác.
19.4 Tuyệt đối tôn trọng và tuân theo sự chỉ đạo của cấp trên.
19.5 Không được tự ý hoặc xúi người khác lậc xem những hồ sơ,van thư, sổ sách biểu mẫu… không thuộc phạm vi trách nhiệm của mình; không được tuỳ ý tiết lộ bí mật của công ty.
19.6 Bất cứ đồ vật gì trong công ty,dù có hay không sử dụng được, đều không được mang ra ngoài xưởng, trường hợp bị bắt gặp mà không có giấy xác nhận của chủ quản Bộ phận thì bị xem như hành vi trộm cắp và bị xa thải ngay; trường hợp nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo luật pháp Việt Nam hiện hành.
19.7 Trước khi ra về, phải quét dọn sạch sẽ chổ làm của mình, nếu kiểm tra 3 lần trong tháng không quét dọn hoặc quét dọn không sạch sẽ, thành tích công tác sẽ bị xếp vào loại kém và bị trừ các khoản khen thưởng chuyên cần của tháng đó.
19.8 Khi vào công ty làm việc, phải cởi giày ra và để đồ cá nhân vào nơi giữ đồ, không được mang vào trong xưởng, nghiêm cấm không mang đồ ăn, thức uống vào sử dụng trong xưởng, không được dùng bửa trưa trong xưởng. Khibị phát hiện 2 lần trong tháng thì thành tích công tác bị xếp vào loại kém và bị cắt các khoản khen thưởng của tháng đó.
19.9 Tất cả nhân viên đi công tác bên ngoài hoặc ra ngoài do việc riêng trong giờ làm việc mà sâu đó trở về công ty tiếp tục làm việc thì phải ghi “phiếu ra cổng” (ghi rõ lý do vì việc riêng hay việc công) trình cho chủ quản Bộ phận chấp thuận mới được ra khỏi cửa. “phiếu ra cổng” giao cho bảo vệ để ghi vào sổ thời gian ra ngoài, sau khi trở về ghi vào sổ bảo vệ giờ trở về phân xưởng để tiện cho bộ phận nhân sự đối chiếu “Phiếu ra cổng” và thống kê số giờ dựa theo thời gian ra ngoài thực tế. Nhân viên nào vi phạm quy định này, thì công ty không chiệu trách nhiệm đối với tấc cả hành vi của nhân viên đó trong thời gian đi ra ngoài, đồng thời còn xử phạt hành vi vi phạm nội quy của nhân viên đó.
19.20. Nghiêm cấm hút thuốc trong phân xưởng, nơi làm việc. Trường hợp bị phát hiện hút thuốc trên 3 lần trong tháng ở những nơi quy định trên, thành tích công tác sẽ bị xếp loại kém và bị cắt khoản khen thưởng của tháng đó.
CHƯƠNG V: QUY ĐỊNH NGÀY NGHỈ, NGHỈ PHÉP
Điều 20. Ngày nghỉ lễ:
20.1. Tết dương lịch: 1 ngày (1 tháng 1)
20.2. Tết âm lịch: 4 ngày (giao thừa, mồng một đến mồng ba)
20.3. Ngày giỗ tổ: 1 ngày (mồng 10 tháng 3 âm lịch )
20.4. Ngày thống nhất: 1 ngày (30 tháng 4)
20.5. Lao đông quốc tế: 1 ngày (1 tháng 5)
20.6 Quốc khánh: 1 ngày (2 tháng 9)
20.7. Các ngày lễ nếu trùng với ngày chủ nhật dược nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Điều 21. Nghỉ phép hàng năm
- Người lao động có thời gian làm việc tại công ty đủ 12 tháng thì được nghỉ phép năm có lương trong 12 ngày; mỗi thâm niên được nghỉ thêm 1 ngày phép năm.
- Nhân viên sản xuất trong cùng một tổ làm việc tối đa cho 2 người nghỉ phép năm trong cùng 1 ngày.
c.Cán bộ và tất cả nhân viên hành chính có thể thoả thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ phép năm tối đa 3 ngày 1 lần và phải làm xong thủ tục nghỉ phép năm trước 7 ngày vá bàn giao công việc cho nhân viên làm thay.
- Công ty được sắp xếp các đơn vị nghỉ phép năm tập thể trong thời gian cần ngưng sản xuất để sữa chữa máy móc hoặc trong thời gian không có hàng.
- Nhân viên làm việc chưa đủ 12 tháng, nếu không nghỉ phép năm theo tỷ lệ thì được cấp phát số tiền tính theo tỷ lệ và được cấp trả chung với tiền thưởng cuối năm trước tết Âm lịch.
- Lao động được tuyển theo thời vụ hoặc tính chất tạm thời không được hưởng nghỉ phép năm nhưng được hưởng các quyền lợi được tính gộp vào tiền công.
Điều 22. Tất cả nhân viên được nghỉ trong những ngày chủ nhật hoặc ngày lễ pháp định. Trong trường hợp do cần làm gấp để kịp xuất khẩu hoặc lý do khác, Công ty có thể thoả thuận một số công nhân làm thêm trong ngày nghỉ pháp định. Sau khi hoàn thành công việc, những nhân viên trên được nghỉ bù vào ngày khác hoặc được lảnh trợ cấp theo chế độ quy định.
Điều 23. Việc xác nhận phiếu tăng ca, đối với nhân viên hưởng lương sản phẩm sẽ do chủ quản bộ phận phê duyệt. Đối với nhân viên hưởng lương tháng thì ngoài sự chấp nhận của chủ quản bộ phận còn phải xin ý kiến chấp thuận của quản đốc hoặc Giám đốc.
Điều 24. Việc xin nghỉ phép.
- Mọi trường hợp vắng mặt trong giờ làm việc đều phải có “đơn xin phép” đã được chủ quản phê duyệt.
- Thời gian xin phép tính theo giờ, giờ xin phép ngắn nhất nửa giờ.
- Khi điền giấy “ Đơn xin nghỉ phép” phải ghi rõ loại phép, nguyên do. Trường hợp xin phép với lý do không chính đáng hoặc ảnh hưởng đến công việc chung thì chủ quản bộ phận giải quyết theo tình hình thực tế hoặc không chấp thuận nghỉ phép hoặc rút bớt thời gian xin phép hoặc thay đổi ngày xin nghỉ phép.
- Trường hợp xin nghỉ phép dưới 2 ngày thì do chủ quản bộ phận ký phép; trường hợp trên 3 ngày thì phải qua bộ phận Giám đốc ký phép.
- Trường hợp nhân viên bị bệnh đột xuất hoặc bận việc gấp phải báo qua điện thoại hoặc nhờ người mang hộ giấy xin phép viết tắt gởi cho tổ trưởng tổ mình hoặc nhân viên phụ trách nhân sự.
- Trường hợp bất đắc dĩ không thể làm theo quy định tại điều 25.5, thì sau đó phải bổ túc giấy xin phép bằng không sẽ xem như nghỉ không lý do.
- Việc xin nghỉ phép chia làm 6 loại. Bộ phận nhân sự thống kê số giờ và số lần nghỉ phép theo từng loại để làm cơ sở cho việc ghi điểm tại thành tích sát hạch hàng năm. Việc xin nghỉ phép trong giờ tăng ca không liệt vào thống kê.
+ Ngỉ việc riêng:
– Mỗi tháng không quá 2 ngày hoặc mỗi năm không quá 14 ngày phép.
– Thời gian nghỉ việc riêng không được tính lương, trường hợp không xin phép bị xem như nghỉ không lý do.
+ Nghỉ ốm:
– Được thực hiện theo Bộ Luật lao động; và Điều lệ bảo hiểm xã hội.
+ Nghỉ phép được kết hôn:
– Bản thân được kết hôn nghỉ 3 ngày
– Con cái kết hôn được nghỉ 1 ngày
– Phải trình giấy chứng nhận kết hôn (bản photo) và dược hưởng lương.
+ Nghỉ phép tang:
– Cha, mẹ (gồm bên chồng hoặc bên vợ); anh em ruột qua đời dược nghỉ 1 ngày có lương.
– Các trường hợp trên đều phải xuất trình chưng nhận.
+ Nghỉ phép sinh:
– Lao động nữ nghỉ phép sinh trước và sau khi sinh cộng dồn không quá 4 tháng (tính cả ngày nghỉ và lễ pháp định) và được nghỉ phép 4 tuần trước ngày sinh. Quyền lợi người lao động nữ được giải quyết theo điều 141 và điều 144 Bộ Luật lao động. Lao động nữ bị sảy thai, nếu thai dưới 3 tháng được nghỉ 20 ngày hưởng trợ cấp; thai trên 3 tháng được nghỉ 3 ngày hưởng trợ cấp.
– Nghỉ phép sinh được nghỉ một lần liên tục và có thể thoả thuận đi làm sớm hơn trước khi hết phép và có thể nghỉ thêm nhưng phải được sự chấp thuận của người sử dụng lao động.
+ Tai nạn lao động và đau ốm:
– Công nhân viên không còn khả năng làm việc do ốm hoặc do tai nạn ngoài ý muốn, tai nạn lao động mà dẫn đến một phần hoặc nhiều bộ phận cơ thể bị tổn thương làm giảm khả năng làm việc, tàn tật hoặc do công việc gây nên bệnh nghề nghiệp, đều được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động vá bệnh nghề nghiệp, riêng công ty cũng trích quỹ phúc lợi để chăm sóc thêm.
– Về việc bồi hoàn toàn tai nạn lao động, công ty sẽ thực hiện theo quy định hiện hành.
- Thủ tục xin phép thêm ngày:
Một ngày trước khi hết phép, nhân viên phải đích thân hoặc nhờ người khác đến xin phép thêm tại công ty, trường hợp nghỉ tiếp mà chưa được chấp thuận thì xem như nghỉ không lý do.
CHƯƠNG IV: AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 25: CNV phải có ý thức giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi làm việc:
- Thực hiện tốt việc bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh máy móc thiết bị.
- Không ăn, nấu nướng, xả rác bừa bãi tại nơi làm việc, khu vực sản xuất.
- Trước khi ra về phải kiểm tra điện nước và các nguồn phát sinh cháy nổ.
Két quỹ, kho tàng phải được khóa cẩn thận và niêm phong.
- Sắp xếp gọn gàng thiết bị, dụng cụ, vật tư, không để cản trở đường nội bộ, đường thoát hiểm…
Điều 26: CNV phải tuân thủ các quy tắc về an toàn lao động, an toàn cháy nổ, luôn kiểm tra an toàn trước khi vận hành máy, trường hợp nơi làm việc máy móc đang có nguy cơ xảy ra mất an toàn, lập tức phải dừng máy và báo ngay cho người phụ trách biết để xử lý khắc phục.
Khi bàn giao ca phải kiểm tra, ghi chép tình trạng máy hoạt động và những sự cố trong ca chưa xử lý xong.
Điều 27: Không được sử dụng các loại dụng cụ, máy móc, thiết bị, xe chuyên dùng vào việc riêng và khi không thuộc phạm vi được phân công.
Điều 28: Chấp hành nghiêm chỉnh các biển báo, bảng hướng dẫn trong khu vực sản xuất
CHƯƠNG V : HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
Điều 29: CB.CNV không chấp hành các quy định trong nội quy lao động và các văn bản quy định chi tiết thực hiện nội quy lao động đều coi là vi phạm kỷ luật lao động của Công ty. Tùy theo mức độ và hành vi vi phạm kỷ luật lao động, người vi phạm sẽ bị xử lý theo một trong những hình thức sau:
- Khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản.
- Kéo dài thời hạn nâng lương quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng.
- Sa thải.
Điều 30: Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản được áp dụng đối với những hành vi vi phạm sau:
- Đi trể, về sớm (không có lý do chính đáng) đã bị ghi tên đến lần thứ 2 trong tháng.
- Không sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động đã được Công ty trang bị dù đã được nhắc nhở đến lần thứ 2.
- Tự ý rời vị trí làm việc không có lý do chính đáng.
- Tụ tập nói chuyện riêng từ 2 người trở lên hoặc tổ chức hội họp trái phép trong Công ty.
- Nghỉ làm việc không xin phép và không có lý do chính đáng từ 1 ngày công trở lên trong tháng.
- Tổ chức, tham gia, cổ vũ các hình thức cờ bạc, cá cược trong phạm vi Công ty.
- Đọc báo, đọc sách, tác phong làm việc không nghiêm túc trong công việc.
- Ngủ trong giờ làm việc.
- Vào Công ty trong trạng thái không tỉnh táo do uống rượu bia và các chất có cồn khác hoặc do sử dụng các chất kích thích, tổ chức, tham gia uống rượu bia trái phép trong Công ty.
- Cãi vã, la hét, ca hát không có tổ chức, gây mất trật tự.
- Tự tiện tháo gỡ các biển báo, bảng hướng dẫn được lắp đặt trong phạm vi Công ty.
- Vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ nhưng chưa gây thiệt hại cho Công ty hoặc cho người khác.
- Vi phạm các quy định tại Điều 8, 10, 15, 25 của Nội quy này.
Điều 31: Áp dụng hình thức kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng, đối với các hành vi vi pạhm sau:
- Hành hung, gây tổn thương cho người khác ở mức độ nhẹ trong phạm vi Công ty.
- Nghỉ làm việc không xin phép và không có lý do chính đáng từ 3 ngày trở lên trong tháng.
- Vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ hoặc thiếu trách nhiệm trong công việc gây thiệt hại không nghiêm trọng cho Công ty hoặc cho người khác.
Điều 32: Hình thức kỷ luật sa thải đối với những người thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau:
- Có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, có hành vi hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Công ty.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.
- Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.
- Vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ hoặc thiếu trách nhiệm trong công việc gây thiệt hại nghiêm trọng cho Công ty, tùy theo mức độ thiệt hại phải bồi thường.
Điều 33: Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản của Công ty thì phải bồi thường thiệt hại đã gây ra.
Điều 34: Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, mất các tài sản khác do Công ty giao cho hoặc tiêu hao vật tư quá quy định cho phép thì tùy trường hợp cụ thể mà bồi thường thiệt hại một phần hay tòan bộ theo thời giá thị trường. Trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.
Điều 35: Bảo vệ Công ty phải tuân thủ đúng quy chế, nhiệm vụ trực ca, ghi chép sổ sách đầy đủ việc xuất nhập vật tư hàng hóa, ra vào cổng của CNV, khách đến liên hệ công tác … nếu bảo vệ sơ xuất để kẻ gian đánh cắp tài sản, vật tư, hàng hóa… cùng bị xử lý như Điều 33, 34 của nội quy này. Trường hợp có ý đồ gian dối, móc ngoặc với thủ phạm để lấy cắp tài sản thì ngoài việc bồi thường và tùy trường hợp cụ thể có thể bị sa thải hoặc bị truy tố trước Pháp luật.
Điều 36: Ngoài các quy định trong bản nội quy này tùy theo lỗi của người lao động, căn cứ theo tiêu chuẩn xét thi đua hàng tháng để trừ thi đua, đình chỉ công tác không quá 03 ngày để viết kiểm điểm và chờ kết luận của Hội đồng kỷ luật.