Thế nào là vốn pháp định, vốn điều lệ Quý khách đã biết chưa? nó được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành. Cùng tham khảo một số thông tin qua bài viết dưới đây.
1. Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có
Vốn pháp định được hiểu là số vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp (cách hiểu theo Luật Doanh nghiệp 2005). Luật doanh nghiệp 2014 không giải thích và nhắc đến “vốn pháp định”.
Trong khi đó, việc xác định mức vốn pháp định là điều không thể thiếu và đang được đề cập trong nhiều đạo luật như: Luật nhà ở 2014, Luật kinh doanh Bất động sản 2014, luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014… Đối với các hoạt động sau: Quỹ tín dụng nhân dân (100 triệu đồng), kinh doanh Bất động sản (20 tỷ đồng)….
Một số quy định còn mở rộng giải thích, mức vốn pháp định gồm cả mức vốn đảm bảo duy trì trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp như Luật tổ chức tín dụng 2010. Một số trường hợp không quy định mức vốn pháp định nhưng lại yêu cầu ký quỹ tại ngân hàng trong suốt quá trình hoạt động, như dịch vụ giới thiệu việc làm (ký quỹ từ 300 triệu đồng trở lên)..
2. Vốn điều lệ có thể bằng không
Luật doanh nghiệp 2014 quy định: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng giá trị các mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Ngoài vốn điều lệ, doanh nghiệp còn có nhiều loại vốn khác thuộc vốn chủ sở hữu (các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá theo quy định chung của pháp luật; thặng dư vốn cổ phần, các quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận chưa phân phối…) vốn vay các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, cá nhân, vốn bán trái phiếu doanh nghiệp, vốn nhận ủy thác đầu tư…
Vốn là tài sản của doanh nghiệp:
Là bất động sản hay động sản theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015. Là tài sản và hàng hóa theo quy định của Luật thương mại năm 2005. Là tài sản ngắn hạn hay dài hạn. Là tài sản cố định hay tài sản lưu động theo quy định của Bộ tài chính. Vốn Điều lệ của công ty TNHH khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên hoặc tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ là yếu tố quan trọng mang tính quyết định trong nhiều quan hệ pháp luật như phân loại để xử lý hoàn toàn khác nhau giữa doanh nghiệp có dưới hay trên 51% vốn nhà nước hay vốn nước ngoài trở lên. Thành viên, cổ đông hoặc nhóm thành viên, cổ đông nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên được coi là nhóm cổ đông đa số, có quyền quyết định nhiều vấn đề trong công ty.
Riêng doanh nghiệp tư nhân (DNTN):
Không có vốn điều lệ mà chỉ có vốn đầu tư. Vốn đầu tư được ghi trên Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp mà không được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ DNTN có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ vốn bằng đồng việt nam, ngoại tệ do chuyển đổ, vàng và các tài sản khác. Ghi rõ loại tài sản, số lượng, giá trị của mỗi loại tài sản.
Đặc biệt Với Công ty TNHH và Hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng lại không có quy định về vốn điều lệ theo Luật luật sư. Do vậy, trong cả Điều lệ và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của công ty Luật đều không có nội dung vốn Điều lệ.
Vai trò của vốn điều lệ, nhất là vốn pháp định:
Bảo vệ quyền lời của khách hàng và chủ nợ. Tuy nhiên yêu cầu này chỉ mang tính lý thuyết, gần như không có giá trị trên thực tế. Nếu không phải là yêu cầu pháp lý bắt buộc thì không nhất thiết phải có vốn điều lệ đối với mỗi doanh nghiệp. Xét về khía cạnh kinh tế: ngay cả khi vốn điều lệ là một con số lớn thì rất có thể chỉ trong một thời gian ngắn, đã trở thành một con số khác thậm chí được sử dụng hết hoặc là một số âm.
3. Tài sản vốn điều lệ phải là đồng Việt Nam
Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
– Vốn góp có thể là đồng Việt Nam.
– Ngoại tệ tự do chuyển đổi,
– Vàng,
– Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật,
– Các tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.
Về bản chất, khi tiến hành góp vốn và ghi nhận giá trị vốn góp, mua cổ phần chính thức thì đều phải được định giá tài sản góp vốn và thực hiện ghi nhận bằng đồng Việt Nam.
——————————————————————————————————————————————–
Trên đây là những thông tin tham khảo. Hy vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách. Ngoài ra, Luật Thành Thái cung cấp các dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Các loại Giấy phép con. Tư vấn nội bộ, hợp đồng …. khi Quý khách hàng có nhu cầu.
Luật Thành Thái luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng của khách hàng là thước đo.
Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn kịp thời, dịch vụ nhanh gọn, chính xác!
![]() |
CÔNG TY TNHH THÀNH THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆPĐịa chỉ : Phòng 1202, Tầng 12 Tòa B3D, đường Mạc Thái Tổ, phường Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại : 0814 393 779 Email: luatthanhthai@gmail.com Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! |
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm An Toàn thực phẩm
- Chi phí thành lập công ty bao gồm những khoản chi phí cần thiết nào?
- Luật Thành Thái cung cấp dịch vụ tư vấn trọn gói đăng ký kết hôn với người nước ngoài
- Nhập khẩu Hà Nội khi có hợp đồng không xác định thời hạn
- Điều Kiện Hành Nghề Chỉ huy Trưởng Công Trường Mới Nhất