Mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đều phải chịu những trách nhiệm pháp ý nhất định về hoạt động kinh doanh của mình. Đây cũng là một điểm rất đáng lưu ý với các chủ thể đang có ý định thành lập doanh nghiệp. Chế độ chịu trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp được quy định trong luật doanh nghiệp 2014 gồm chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn và chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn.
Hai chế độ chịu trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp có những điểm giống và khác nhau như sau:
- Điểm giống nhau giữa hai chế độ chịu trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp:
+ đều là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
+ chỉ phát sinh khi thương nhân phá sản
- Điểm khác nhau giữa hai chế độ chịu trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp:
Chế độ TNTS vô hạn | Chế độ TNTS hữu hạn | |
Khái niệm | Chế độ chịu trách nhiệm tài sản vô hạn trong kinh doanh là chế độ chịu trách nhiệm không giới hạn trong bất kì phạm vi giá trị tài sản nào, nợ bao nhiêu phải trả bấy nhiêu cho đến khi thanh toán được hết các khoản nợ. Chủ doanh nghiệp đó phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của doanh nghiệp.. | Chế độ chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn là chế độ mà các chủ thể kinh doanh trong đó chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình. |
Ưu điểm | – Đối với chủ sở hữu thì có khả năng huy động vốn vay lớn hơn số vốn đầu tư vào kinh doanh, tạo được sự tin tưởng với đối tác, khách hàng.
– Đối với người cho vay có khả năng thu hồi vượt quá tài sản còn lại đầu tư vào kinh doanh của chủ sở hữu vì chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng cả tài sản không đầu tư vào kinh doanh. |
– Đối với chủ sở hữu: tạo ra sự phân tán rủi ro, từ người góp vốn đầu tư trực tiếp vào kinh doanh sang các chủ nợ, tạo thuận lơi trong việc huy động vốn góp từ các tỏ chức, cá nhân khác nhau đầu tư trực tiếp vào kinh doanh. Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm-> giúp cân đối nền kinh tế
– Đối với người cho vay: dễ xác định, kiểm soát tài sản đảm bảo tiền vay. |
Nhược điểm | Đối với chủ sở hữu: không có sự phân tán rủi ro từ chủ sở hữu này sang chủ nợ, không khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn trực tiếp vào kinh doanh.. nhiều người sẽ không dám đầu tư vào các kĩnh vực kinh doanh mạo hiểm-> mất cân đối nền kinh tế.
– Đối với người cho vay thì khó có khả năng kiểm soát, xác định tài sản bảo đảm tiền vay |
– Chủ sở hữu: Hạn chế trong việc huy động vốn vay để bổ sung vốn kinh doanh
– Người cho vay: Khó có khả năng đòi hết được các khoản nợ nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
|
>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu
Trên đây là các chế độ chịu trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp ở Việt Nam. Nếu bạn còn những vướng mắc, băn khoăn, chúng tôi rất vui lòng giải đáp giúp bạn. Xin liên hệ để nhận được sự tư vấn và các dịch vụ pháp lý.