Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Luật số 59/2020/QH14) đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV ngày 17/6/2020. Từ ngày 01/01/2021 sẽ chính thức có hiệu lực. Trong đó có một số điểm mới thay đổi, Bạn đã biết đó là những điểm mới nào chưa? Nếu chưa hãy tham khảo bài viết này để nắm rõ hơn nhé.
1/ Thêm đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp
Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định 6 nhóm đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp. Từ ngày 01/01/2021 sẽ có 07 nhóm đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm 01 đối tượng khác: “Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự”
2/ Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp năm 2014: Điều 41 quy định tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Từ năm 2021: ngoài quy định về chữ viết nêu trên thì tại khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm yêu cầu, tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” (hiện nay chỉ áp dụng với chi nhánh, văn phòng đại diện).
XEM THÊM:
Dịch vụ Tư vấn và soạn thảo hợp đồng lao động tại Luật Thành Thái
Hợp đồng là gì
Tư vấn và dịch vụ soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh – Luật Thành Thái
Dịch vụ thành lập công ty uy tín tại Hà Nội
3/ Không phải thông báo mẫu dấu trước khi dùng
Luật Doanh nghiệp năm 2014: Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu công khai. (Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
Luật Doanh nghiệp năm 2020:Không quy định phải thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Theo quy định dấu bao gồm dấu được làm tại các cơ sở khắc dấu. Hoặc dưới hình thức chữ ký số theo quy định về giao dịch điện tử và chữ ký số.
Doanh nghiệp được quyết định: loại dấu; số lượng, hình thức và nội dung con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
4/ Thay đổi khái niệm Doanh nghiệp nhà nước và tỷ lệ vốn trong doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thay vì 100% vốn điều lệ như hiện nay.
Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định DNNN theo nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước theo mức độ sở hữu khác nhau:
DNNN được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần, bao gồm:
– Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
– Doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần biểu quyết trở lên. Trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trong đó, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:
– Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
– Công ty TNHH một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết gồm:
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoặc trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
5/ Bỏ quy định về thời hạn sở hữu cổ phần phổ thông
Luật Doanh nghiệp năm 2020 bỏ quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông phải sở hữu cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng [khoản 2 Điều 114 Luật doanh nghiệp 2014] để bảo đảm việc thực hiện các quyền của cổ đông không làm ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Theo đó, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% (thay vì 10%) tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:
– Xem xét và trích lục: 1. sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị. 2. Báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam. 3. Các báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị. 4. Tài liệu khác trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;
– Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong một số trường hợp;
– Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết;
– Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
6/ Bổ sung quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết
Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết như sau:
Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.
7/ Tạm ngừng kinh doanh chỉ cần báo trước 3 ngày
Luật Doanh nghiệp năm 2020 rút ngắn thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo (khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
=> Rút ngắn từ 15 ngày xuống còn 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
8/ Doanh nghiệp nhà nước phải thành lập Ban Kiểm soát
Theo khoản 1 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020:Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát.
Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm. Có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó.
Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
9/ Sửa đổi quy định xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
Việc xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt được sửa đổi, bổ sung như sau:
– Các trường hợp: thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện. (Hiện hành, được thực hiện thông qua người giám hộ).
– Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây:
+ Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty; (Hiện hành, là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba…)
+ Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 6 Điều 53 thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
– Bổ sung: Trường hợp 1. Thành viên công ty là cá nhân bị tạm giam; 2. đang chấp hành hình phạt tù, 3. đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty.
– Bổ sung: Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định hoặc thành viên công ty là pháp nhân thương mại bị Tòa án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của công ty thì thành viên đó không được hành nghề, làm công việc đã bị cấm tại công ty đó hoặc công ty tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án.
10/ DNTN có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty CP, công ty hợp danh
Điều 205 Luật Doanh nghiệp năm 2020: doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty CP hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Doanh nghiệp được chuyển đổi phải đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật này;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân:
+ Cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán. Cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
+ Có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
+ Cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
Luật Doanh nghiệp 2014chỉ quy định trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH.
11/ Bỏ quy định “Báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp”
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có thay đổi thông tin về (1. Họ, tên; 2. Địa chỉ liên lạc; 3. Quốc tịch; 4. Số Thẻ căn cước công dân; 5. Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của những người sau đây:
– Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
– Thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bãi bỏ quy định này.
12/ Bổ sung thêm nghĩa vụ của cổ đông
Ngoài nghĩa vụ tại Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm nội dung sau:
– Bảo mật thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật;
– Chỉ sử dụng thông tin được cấp để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
– Nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.
——————————————————————————————————————————————————-
Trên đây là những thông tin tham khảo. Hy vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách.
Luật Thành Thái luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng là thước đo.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
![]() |
LUẬT THÀNH THÁI– Tư vấn trực tiếp, nhanh chóng qua SĐT: 0814 393 779 / 0977 184 216 / 0961 961 043 – Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Phòng 1202, Tầng 12 Tòa B3D, đường Mạc Thái Tổ, phường Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội – Tư vấn qua Email: luatthanhthai@gmail.com – Tư vấn ngoài trụ sở Văn phòng: Liên hệ 0977 184 216 để đặt lịch gặp Luật sư tư vấn Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! |
- Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản
- [Góc giải đáp] Chi tiết về thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên – Các loại giấy tờ cần chuẩn bị và giá dịch vụ mới nhất năm 2023
- 04 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất là gì?
- Quy định về hồ sơ, thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép về rượu?
- Hướng dẫn phân loại khí dễ cháy