Tư vấn và dịch vụ soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh – Luật Thành Thái

svg%3E

Quý doanh nghiệp, Quý khách hàng đang tìm hiểu các quy định pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh, hình thức hợp đồng, nội dung điều khoản của hợp đồng, hình thức ký kết hợp đồng, chi phí phát sinh trong quá trình soạn thảo hợp đồng hoặc các phụ lục phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh …. Rất nhiều quy định xoay quanh đúng không nào?

Thấu hiểu được những khó khăn đó, Luật Thành Thái sẵn sàng hỗ trợ bạn, để mọi thủ tục trở nên dễ dàng và giao dịch trở nên an toàn hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm về hướng dẫn khách hàng soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh và đội ngũ Luật sư tâm huyết, nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực Doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách.

1. Căn cứ pháp lý về hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ghi nhận trong Luật đầu tư năm 2014 là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế (hay còn gọi là hợp đồng BCC).

Điều 29 Luật đầu tư 2014: Nội dung hợp đồng hợp tác cần phải đảm bảo những yếu tố:

1. Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Trên đây là những yếu tố cơ bản của một hợp đồng hợp tác kinh doanh nói chung để các bên có thể dựa vào đó soạn thảo hợp đồng. Tuy nhiên, khi áp dụng vào trong từng trường hợp, từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể thì các bên lại vấp phải những khó khăn nhất định trong việc thỏa thuận và hoàn chỉnh những điều khoản của hợp đồng, các bên đều mong muốn hướng tới lợi ích kinh tế hiệu quả nhất.

2. Những khó khăn Quý khách gặp phải trong quá trình soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Việc soạn thảo, lập hợp đồng hợp tác kinh doanh các bên cũng gặp phải một số khó khăn như:

– Không có nhiều kinh nghiệm trong việc soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

– Chưa nắm được Hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm những nội dung gì?

– Có bắt buộc phải có thời hạn trong hợp đồng không?

– Có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nếu bắt buộc phải lập thành văn bản thì có phải công chứng không?

– Tài sản đóng góp như thế nào? Nếu tài sản đóng góp là đất, nhà, công trình gắn liền với đất thì thủ tục như thế nào?

– Phân chia lợi nhuận như thế nào thì hợp lý và có lợi nhất?

– Nghĩa vụ trong việc hợp tác giữa các bên nên thỏa thuận như nào?

– Khi thực hiện  hợp đồng hợp tác kinh doanh có tranh chấp thì sẽ xử lý như thế nào? Có thể ký thêm hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng hợp tác kinh doanh hay không?

– Trong những trường hợp nào thì được rút khỏi hợp đồng hợp tác?

…..

3. Dịch vụ tư vấn và soạn thảo Hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Luật Thành Thái

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng về soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Bước 2: Tư vấn sơ bộ về các vấn đề pháp lý liên quan và ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hai bên. Quý khách thanh toán 60% giá trị hợp đồng trước khi thực hiện hợp đồng.

Bước 3: Thực hiện Hợp đồng dịch vụ

– Tư vấn các vấn đề liên quan như: Quyền và nghĩa vụ của các bên; phân chia lợi nhuận như thế nào, thủ tục đóng góp tài sản ra sao, điều kiện tham gia hoặc rút khỏi hợp đồng gồm những gì…

– Trực tiếp tham gia cùng với khách hàng nghiên cứu, thỏa thuận với các thành viên hợp tác kinh doanh

– Trực tiếp liên hệ, tiếp nhận các giấy tờ có liên quan đến việc giao kết hợp đồng kinh doanh

– Tiến hành soạn thảo hợp đồng hợp tác theo đúng thỏa thuận của khách hàng với phía bên kia

Bước 4: Cùng Quý khách rà soát lại lần cuối cùng và Bàn giao kết quả

– Giao tận tay giấy hợp đồng đã được soạn thảo hoàn chỉnh cho khách hàng

– Tư vấn pháp luật; nhận định và lên phương án quản lý rủi ro cho khách hàng trong suốt quá trình thực hiện;…

– Quý khách thanh toán giá trị còn lại của hợp đồng;

——————————————————————————————————————————————————-

Trên đây là những thông tin tham khảo. Hy vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách. 

Luật Thành Thái  luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng là thước đo. 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

thanh lap doanh nghiep luatthanhthai 39

LUẬT THÀNH THÁI 

– Tư vấn trực tiếp, nhanh chóng qua SĐT: 0814 393 779 / 0977 184 216 / 0961 961 043

– Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Phòng 1202, Tầng 12 Tòa B3D, đường Mạc Thái Tổ, phường Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội

– Tư vấn qua Email: luatthanhthai@gmail.com

– Tư vấn ngoài trụ sở Văn phòng: Liên hệ 0977 184 216 để đặt lịch gặp Luật sư tư vấn

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Công ty TNHH Luật Thành Thái

Nhằm đáp ứng những nhu cầu của quý khách hàng về dịch vụ pháp lý Công ty TNHH Thành Thái và Đồng nghiệp đã đuợc thành lập

Fanpage Chat Zalo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *