Bị ngộ độc thực phẩm khi đi ăn nhà hàng có được bồi thường không? Đặc biệt đối với tình hình hiện nay vấn đề thực phẩm luôn được quan tâm hàng đầu. Bởi thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất hiện tràn lan. Hãy theo dõi bài viết này để nắm rõ quy định pháp luật các bạn nhé!
1. Quy định về An toàn thực phẩm hiện hành
Điều 3. Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm [Luật An toàn thực phẩm 2010]
1. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
Tham khảo thêm tại đây:
Dịch vụ làm Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm tại Sở công thương
Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm tại Bộ Nông nghiệp 15 đến 30 ngày
Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP tại Chi cục Y tế
2. Mức phạt vi phạm đối với tổ chức, cá nhân khi gây ra ngộ độc thực phẩm
Tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm gây ngộ độc phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc. Và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.[Khoản 5 Điều 53 Luật an toàn thực phẩm 2010].
Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm:
Khoản 6 và Khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định:
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người;
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
Ngoài việc bị xử phạt, người vi phạm còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo Khoản 10, Khoản 11 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này;
c) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4, điểm a khoản 5 Điều này;
e) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 12 tháng đến 16 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
g) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 16 tháng đến 20 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
h) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 8 và 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 6, 7, 8 và 9 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 và điểm a khoản 8 Điều này;
d) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4, điểm a khoản 5, các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này.
Như vậy, chủ nhà hàng có trách nhiệm chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định. Ngoài ra, việc cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, gây ngộ độc có thể bị xử phạt theo quy định nêu trên. Trường hợp đủ căn cứ thì sẽ bị xử lý hình sự.
————————————————————————————————————————————————-
Trên đây là những thông tin tham khảo. Hy vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách. Ngoài ra, Luật Thành Thái cung cấp các dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Các loại Giấy phép con. Tư vấn nội bộ, hợp đồng …. khi Quý khách hàng có nhu cầu.
Luật Thành Thái luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng của khách hàng là thước đo.
Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn kịp thời, dịch vụ nhanh gọn, chính xác!
CÔNG TY TNHH THÀNH THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆPĐịa chỉ : Phòng 1202, Tầng 12 Tòa B3D, đường Mạc Thái Tổ, phường Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại : 0814 393 779 Email: luatthanhthai@gmail.com Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! |
- Tên công ty hay – Bí quyết những cái tên ý nghĩa và độc đáo
- Điều kiện và thủ tục xin cấp Giấy phép phân phối thuốc lá như thế nào?
- Pháp luật quy định gì về chế độ báo cáo đối với sản xuất kinh doanh rượu?
- Chế độ khai báo hóa chất nhập khẩu được quy định như thế nào?
- Dịch Vụ Xin Giấy Phép Xuất Khẩu Lao Động