Dịch vụ trọn gói xin Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm – Luật Thành Thái

wAAACwAAAAAAQABAEACAkQBADs=

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An Toàn Thực Phẩm

Tất cả các ngành nghề liên quan đến thực phẩm, đồ ăn đồ uống đều chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước. Để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và quyền lợi của người tiêu dùng. Bắt buộc các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận Vệ sinh An toàn thực phẩm (GCN VSATTP).  

Để được cấp GCN VSATTP, Quý khách cần đảm bảo nhiều điều kiện về hồ sơ giấy tờ cũng như về cơ sở vật chất… Việc tìm hiểu quy định và chuẩn bị rất phức tạp cùng với tâm lý ngại thủ tục hành chính ở Việt Nam khiến Quý khách không khỏi băn khoăn, lo lắng khi chuẩn bị kinh doanh. Quý khách đừng lo – Luật Thành Thái với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ các đơn vị xin cấp GCN VSATTP sẽ giúp Quý khách hàng an tâm về sự tuân thủ pháp luật và hạn chế thấp nhất các rủi ro pháp lý khi đến với Luật Thành Thái.

I. Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh An Toàn Thực Phẩm

ớc 01: Thành lập doanh nghiệp (công ty) hoặc hộ kinh doanh

– Quý khách có thể lựa chọn một trong hai hình thức: 

+ Thành lập công ty ( cổ phần, TNHH 1 thành viên, TNHH 2 thành viên trở lên, Doanh nghiệp tư nhân);

+ Thành lập hộ kinh doanh;

– Lưu ý: 

+ Công ty hoặc hộ kinh doanh phải có ngành nghề kinh doanh, sản xuất thực phẩm hoặc dịch vụ ăn uống;

+ Đối với công ty: Quý khách sản xuất, kinh doanh ngoài trụ sở chính của công ty hoặc có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, cần thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại các địa điểm đó.

Bước 2: Xin giấy chứng nhận An toàn thực phẩm 

Sau khi thành lập công ty/ hộ kinh doanh xong. Quý khách cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

Ngoài ra cần lưu ý: Xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu nếu có bán rượu;
                               Xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá nếu có bán thuốc lá;
                               Đáp ứng điều kiện Về PCCC theo quy định.
                               Đăng ký bảo hộ thương hiệu/ tên thương mại/biển hiệu nhà hàng (nếu có).

2.1 Xác định cơ quan cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP:

Để biết mặt hàng mình kinh doanh, sản xuất thuộc cơ quan nào cấp Giấy chứng nhận. Quý khách vui lòng tham khảo tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. 

Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm do ngành Công thương cấp:

Ngành công thương Cấp GCNATTP cho hoạt động Nhập khẩu thực phẩm,sản xuất Rượu từ 3 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Bia từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Nước giải khát từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Sữa chế biến từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Dầu thực vật từ 50 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên; Bánh kẹo từ 20 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên; bột và tinh bột từ 100 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên, Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Sở công thương: cấp Giấy chứng nhận hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công, phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế nhỏ hơn các cơ sở quy định nêu trên.

Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm do ngành Y tế quản lý:

– Cục an toàn thực phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, Phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ y tế quy định.

– Kinh doanh dịch vụ ăn uống, sản xuất đá uống

  +  Đối với Công ty: Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc Hộ kinh doanh nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên; Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp; Bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

  + Đối với Hộ kinh doanh nhỏ lẻ: Phòng y tế – ủy ban nhân quận

Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm do ngành Nông Nghiệp quản lý

– Sản xuất, kinh doanh Nông lâm thủy hải sản: Chi cục quản lý nông lâm thủy sản
– Trồng trọt thực vật: Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật
– Chăn nuôi: Chi cục thú y

2.2 Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm

– Thực hiện thủ tục tập huấn xác nhận kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm(chỉ áp dụng đối với xin cấp GCN ATTP ngành Công thương)

– Khám sức khỏe đối với chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

– Nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Thẩm định tại cơ sở;

Hồ sơ xin cấp GCN ATTP

STT TÊN HỒ SƠ

Hồ sơ Quý khách hàng ký đóng dấu

1 Giấy giới thiệu nộp hồ sơ và lấy kết quả
2 Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
3 Bản thuyết minh về cơ sở vật chất
4 Bản vẽ sơ đồ mặt bằng nhà hàng
5 Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống
6 Danh sách kết quả khám sức khoẻ và xác nhận về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
7 Giấy ủy quyền người tiếp đoàn
(Trường hợp không phải là người đại diện theo pháp luật )
8 Danh sách ngành nghề kinh doanh

Hồ sơ Quý khách hàng cần cung cấp

1 Đăng ký kinh doanh
2 Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống;
3 Giấy khám khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống

Bước 3: Nộp hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở

Sau khi hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tổ chức đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở.

Luật Thành Thái sẽ tư vấn chuẩn bị hoàn thiện cơ sở vật chất và hồ sơ hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục.

II. Dịch vụ xin giấy chứng nhận An toàn thực phẩm tại Luật Thành Thái

Tại Luật Thành Thái Quý khách sẽ được:

– Tư vấn hoàn chỉnh ngành nghề, hồ sơ, thủ tục xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Tư vấn khảo sát cơ sở vật chất, mặt bằng kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật;

– Tư vấn hướng dẫn thi tập huấn, khám sức khoẻ và tiếp đoàn thẩm định;

– Tư vấn xét nghiệm nước, thẩm định/thẩm định lại vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Tư vấn hồ sơ phục vụ quá trình thẩm định

– Soạn thảo hồ sơ theo quy định;

– Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;

– Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Nhận giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm và gửi kết quả tới Quý khách;

Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong vòng 03 năm. Trong vòng 06 tháng trước khi hết hiệu lực Quý khách cần thực hiện thủ tục cấp lại GCN.

Thời gian thực hiện được rút ngắn nhất có thể:

– Từ 01 – 02 ngày làm việc: Tiếp nhận thông tin, tư vấn về điều kiện cơ sở…, soạn hồ sơ gửi doanh nghiệp ký, nộp cơ quan chức năng và đóng toàn bộ chi phí nhà nước;

– 05 – 07 ngày làm việc: Nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Sau 10 -15 ngày đoàn thẩm định xuống thẩm định tại cơ sở và có biên bản thẩm định đạt;

– Từ 07 – 10 ngày sau nhận GCN ATTP.

Trên đây là những ý kiến tư vấn tham khảo của Luật Thành Thái. Hy vọng mang lại Thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Mọi thắc mắc liên quan đến pháp lý, hãy liên hệ với Luật Thành Thái theo thông tin dưới đây:

wAAACwAAAAAAQABAEACAkQBADs=CÔNG TY TNHH THÀNH THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Địa chỉ : Phòng 201, Tầng 2 Tòa B10B, đường Nguyễn Chánh, phường Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại : 0814 393 779                       

Email: luatthanhthai@gmail.com

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Công ty TNHH Luật Thành Thái

Nhằm đáp ứng những nhu cầu của quý khách hàng về dịch vụ pháp lý Công ty TNHH Thành Thái và Đồng nghiệp đã đuợc thành lập

Fanpage Chat Zalo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *